Danh sách bệnh viện

Danh sách chuyên khoa

© 2015 - SYTHCM

KHUYẾN CÁO TRIỂN KHAI PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VÀ TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỦA HỘI ĐỒNG THUỐC & ĐIỀU TRỊ TẠI CÁC BỆNH VIỆN

  1. Xâydựng và triển khai phác đồ điều trị là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động quảnlý khám chữa bệnh của mỗi bệnh viện, phác đồ điều trị là cơ sở khoa học và mang tính pháp lý cho mọi hoạt độngchuyên môn của bệnh viện.
  2. Hộiđồng thuốc & điều trị của bệnh viện chịu trách nhiệm biên soạn phác đồ, hộiđồng khoa học công nghệ thẩm định trước khi giám đốc bệnh viện phê duyệt và banhành thành văn bản áp dụng phác đồ trong toàn bệnh viện. Qui định rõ việc tuânthủ phác đồ là trách nhiệm của mỗi bác sĩ, giám sát việc tuân thủ phác đồ làtrách nhiệm của trưởng khoa lâm sàng, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp, thường trựcHội đồng thuốc & điều trị và thành viên ban giám đốc được phân công.
  3. Phácđồ điều trị của bệnh viện phải đảm bảo kết hợp 3 yếu tố: khoa học (y học chứngcứ), phù hợp năng lực kỹ thuật của bệnh viện (theo phân tuyến kỹ thuật của bệnhviện) và chi phí hợp lý.
  4. Trìnhtự chọn lựa tài liệu để tham khảo khi xây dựng và biên soạn phác đồ của bệnh viện:các hướng dẫn điều trị và qui trình kỹ thuật được Bộ Y tế ban hành, kho dữ liệuphác đồ của Sở Y tế, tham khảo y văn trên cơ sở y học chứng cứ.
  5. Xâydựng danh mục các phác đồ điều trị phải căn cứ vào trên mô hình bệnh tật của bệnhviện, số lượng phác đồ cần đạt mức độ bao phủ trên 80% mô hình bệnh tật kể cả nộitrú và ngoại trú.
  6. Cấutrúc của một phác đồ điều trị cần đảm bảo ngắn gọn, dễ hiểu, trình bày theotrình tự các công việc phải làm trên thực tế lâm sàng; ngoài nội dung trọng tâmlà chẩn đoán và điều trị bệnh, cần lưu ý phần chỉ định nhập viện, tái khám, dấuhiệu nặng cần khám lại ngay.
  7. Trêncơ sở phác đồ điều trị của bệnh viện (Guideline), chọn một số bệnh lý phổ biếnhoặc phức tạp xây dựng hướng dẫn điều trị chi tiết (Protocol):  chỉ ra cách làm theo tùy theo từng tình huốnglâm sàng cụ thể, theo diễn biến của bệnh nhằm đảm bảo tính liên tục và thống nhấttrong suốt quá trình điều trị và chăm sóc người bệnh.
  8. Phácđồ điều trị phải được cập nhật định kỳ mỗi 1 đến 2 năm, bổ sung phác đồ mới nhằmkịp thời đáp ứng nhu cầu mô hình bệnh tật của bệnh viện.
  9. Huấnluyện phác đồ điều trị là chủ đề ưu tiên trong chương trình đào tạo liên tục củabệnh viện, chọn những phác đồ mới cập nhật, phác đồ mới biên soạn, những phác đồchưa được tuân thủ tốt qua giám sát là những chủ đề ưu tiên huấn luyện.
  10. Tàiliệu phác đồ điều trị phải được phổ biến đến từng bác sĩ, đẩy mạnh ứng dụngcông nghệ thông tin trong xây dựng hệ thống nhắc phác đồ của bệnh viện.
  11. Hộiđồng thuốc & điều trị lập kế hoạch và triển khai giám sát định kỳ và đột xuấttheo chuyên đề việc tuân thủ phác đồ, trọng tâm nội dung giám sát: chỉ định cậnlâm sàng, chỉ định thuốc phù hợp chẩn đoán, chỉ định các dịch vụ kỹ thuật.
  12. Triểnkhai giám sát chi phí điều trị ngoại trú và nội trú nhằm tăng cường kiểm soátchi phí điều trị hợp lý. Tổ chức bình bệnh án, bình đơn thuốc đối với những trườnghợp có chi phí cao, thời gian điều trị kéo dài, tử vong, chuyển viện, tái nhậpviện.
  13. Tăngcường giám sát việc tuân thủ “Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế cógiường bệnh” của BYT theo từng vị trí của bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng; theo chứcnăng và nhiệm vụ của khoa điều trị, khoa dược (Thông tư 23/2011/TT-BYT).
  14. Xâydựng danh mục thuốc của bệnh viện phải căn cứ vào mô hình bệnh tật và phác đồđiều trị, mỗi khoa đề xuất danh mục thuốc; Hội đồng thuốc & điều trị thẩm địnhdanh mục thuốc của từng khoa trên cơ sở phác đồ điều trị; với những thuốc khôngcó trong phác đồ, đề nghị khoa giải trình rõ lý do, chấp thuận hoặc không chấpthuận là thẩm quyền của Hội đồng thuốc & điều trị.
  15. Xâydựng danh mục thuốc đấu thầu tập trung trên cơ sở tổng hợp danh mục thuốc củacác bệnh viện, chỉ đưa vào tổng hợp khi danh mục thuốc của bệnh viện đã được Hộiđồng thuốc & điều trị của bệnh viện thẩm định xuất phát từ phác đồ. Nhữngthuốc không có trong phác đồ phải được lý giải bằng văn bản của Hội đồng thuốc& điều trị.
  16. Hộiđồng thuốc & điều trị có trách nhiệm xem xét và thống nhất phân nhóm danh mụcthuốc vào nhóm V (Vital), nhóm E (Essential) và nhóm N (Non-essential) theo hướngdẫn của thông tư 21 của Bộ Y tế. Triển khai phân tích tình hình sử dụng thuốcvà chi phí sử dụng thuốc hàng tháng  hoặchàng quí qua phân tích ABC/VEN.
  17. Hộiđồng thuốc & điều trị căn cứ kết quả phân tích ABC/VEN, tổ chức giám sátchuyên đề chỉ định sử dụng thuốc hợp lý đối với những thuốc đứng vị trí hàng đầuthuộc nhóm A trong báo cáo ABC (nhóm thuốc chiếm 80% kinh phí sử dụng thuốc củabệnh viện),  những thuốc không thiết yếu(N) rơi vào nhóm A và những thuốc thiết yếu (E) mới xuất hiện hoặc tăng thứ bậctrong nhóm A.
  18. Kếtquả giám sát chuyên đề ABC/VEN được phản hồi cho các khoa, bệnh viện có hình thứckhen thưởng động viên những khoa sử dụng thuốc hợp lý, và nhắc nhở, chế tài nhữngkhoa sử dụng không hợp lý. Kết quả giám sát ABC/VEN còn là một căn cứ xem xétđánh giá lại phác đồ, nếu cần sẽ bổ sung, chỉnh sửa lại phác đồ.

HỘI ĐỒNG QLCL KHÁM CHỮA BỆNH

BAN PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ         

Tin khác